Cách vệ sinh và sự cố thường gặp xử lý cho máy giặt cửa đứng cửa ngang
Cách vệ sinh và sự cố thường gặp xử lý cho máy giặt cửa đứng cửa ngang
Nếu như bạn là người dùng binh thường hay là một kỹ thuật viên điện lạnh thì bạn vẫn hoàn toàn nên đọc bài này.
Bài viết hướng dẫn cạc vệ sinh các loại máy giặt hiện có trên thị trường và hướng dẫn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện được.
Các dung dịch tẩy rửa, xả quần áo và xà phòng, bên cạnh việc giúp cho quần quáo luôn trắng sáng, thơm tho, nhưng sẽ để lại dư lượng bám trên thành lồng giặt và lâu ngày có thể ám mùi lên quần áo.
Ngoài ra thì bụi bẩn có thể bám xung quanh máy giặt gây mất tính thẩm mỹ, làm máy trông có vẻ xuống cấp. Sau đây, sẽ hướng dẫn đến bạn đọc cách vệ sinh máy giặt cửa ngang và máy giặt cửa trên để bạn để giữ cho thiết bị luôn sáng bóng.
1. Chuẩn bị dụng cụ
Để việc vệ sinh máy giặt cửa trước được hiệu quả, trước tiên bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ, nguyên liệu sau đây:
– Một cốc giấm trắng hoặc hỗn hợp muối ăn và nước.
– Một ít bột làm bánh Baking Soda.
– Dung dịch, hóa chất tẩy rửa trung tính.
– Một miếng giẻ lau hoặc bọt biển để lau chùi.
Giấm ăn là một công cụ vệ sinh hiệu quả
Xem thêm:
2. Cách vệ sinh máy giặt cửa trước
Bước 1: Vệ sinh lồng máy giặt
Đổ giấm cốc giấm trắng hoặc dung dịch pha từ nước và muối vào bên trong lồng giặt, cho một ít bột baking soda vào ngăn chứa bột giặt, sau đó kích hoạt cho máy chạy ở chế độ ngâm từ 15-20 phút.
Sau khi máy chạy xong hãy dùng giẻ lau hoặc miếng bọt biển để lau toàn bộ lồng giặt. Việc này sẽ giúp máy ngăn ngừa tối đa khả năng phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, bên cạnh đó còn giúp khử những mùi khó chịu còn bám bên trong lồng máy.
Bước 2: Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả vải
Tháo hẳn ngăn chứa bột giặt và nước xả vải ra ngoài, rửa sơ qua bằng nước lạnh, sau đó chà rửa kỹ càng bằng dung dịch tẩy rửa. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể ngâm nó với một ít thuốc tẩy và để từ 8-10 tiếng, sau đó dùng nước nóng để rửa sạch lại một lần nữa.
Bạn cần vệ sinh kỹ khay đựng bột giặt và nước xả vải
Xem thêm:
Bước 3: Vệ sinh vỏ máy
Dùng giẻ lau hoặc bọt biển, tẩm một ít dung dịch, hóa chất tẩy rửa rồi lau nhẹ bên ngoài thiết bị.
Lưu ý không cọ quá mạnh tay để tránh làm trầy xước vỏ máy gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra bạn cần chú ý hơn những góc cạnh của máy vì đây là những nơi đóng bụi nhiều nhất.
Bước 4: Vệ sinh cửa máy giặt
Mở phần nắp mở giặt ra, sử dụng một chiếc khẳn ẩm có tẩm dung dịch tẩy rửa để chà phần bề mặt trong lẫn mặt ngoài của cửa máy giặt. Lưu ý vệ sinh kỹ phần gioăng cao su vì đây là một trong số những vị trí đóng cặn bẩn nhiều, là nơi tập trung của vi khuẩn.
Chú ý vệ sinh lớp gioăng cao su
Xem thêm:
Bước 5: Vệ sinh đường ống thoát nước
Trước tiên bạn dùng khăn có tẩm dung dịch tẩy rửa trung tính để lau sạch phần khớp tiếp xúc giữa đầu ống thoát nước và máy giặt để khỏi cặn bẩn.
Sau đó bạn cũng xem đường ống có bị vặn xoắn ở đâu không, hoặc tiến hành thay thế khi đường ống đã quá cũ. Ống thoát nước, bên cạnh việc vệ sinh thì bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên vì đường ống thoát nước có liên quan đến nhiều mã lỗi hiển thị trên bảng điện tử của máy.
Xem thêm:
3. Cách vệ sinh máy giặt cửa ngang
Bước 1: Vệ sinh lồng máy giặt
Bạn cho giấm ăn vào trong lồng giặt và cho máy giặt một chu trình không tải. Công đoạn này sẽ giúp đánh tan các dư lượng xà phòng còn vướng lại đồng thời khử mùi bên trong lồng giặt. Sau đó bạn lau lại lồng giặt bằng giẻ lau có pha chút dung dịch tẩy rửa.
Cho giấm vào lồng giặt và thực hiện một chu trình giặt không tải
Bước 2: Vệ sinh khay chứa bột giặt
Khay chứa bột giặt là nơi tiềm tàng nhiều cặn bẩn do bột giặt hay nước xả vải tồn đọng lâu ngày, cần được vệ sinh kỹ càng.
Bước 3: Vệ sinh vỏ máy và nắp máy
Dùng giẻ lau có pha dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau toàn bộ phần bề ngoài máy giặt. Lưu ý rằng lau thật kỹ những chỗ góc cạnh hay các gioăng cao su vì đó là nơi đóng nhiều bụi, cặn bẩn
Xem thêm:
Đừng quên lau chùi bên trong lồng giặt sau khi giặt
Bước 4: Vệ sinh đường ống thoát nước
Vệ sinh đường ống thoát nước, lau cặn bẩn đóng ở hai đầu và tiện thể kiểm tra xem đường ống có bị vặn xoắn không. Bên cạnh đó bạn cũng kiểm tra đường ống cấp nước để máy giặt có thể hoạt động ổn định. Nếu đường ống đã cũ, xuống cấp thì nên tiến hành thay mới.
Vệ sinh đường ống xả nước hoặc thay thế nếu cần
Sau khi hoàn thành những bước làm trên là bạn đã hoàn thành việc vệ sinh máy giặt một cách hoàn chỉnh, thực hiện việc vệ sinh mỗi 2-3 tháng một lần để giữ cho máy luôn sáng bóng.
Vệ sinh máy giặt 2-3 tháng một lần để máy giặt luôn sáng bóng
Trên đây là phương pháp vệ sinh máy giặt của trước, cửa trên rất đơn giản và hiệu quả. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho quá trình vệ sinh máy giặt của bạn. Ngoài ra, khi thực hiện việc vệ sinh máy bạn cũng đi kèm kiểm tra các chi tiết máy để kịp thời sửa chữa, thay thế khi cần thiết.
Các dòng máy giặt sau một thời gian sử dụng có thể gặp phải một số sự cố về vận hành, đặc biệt là đối với máy giặt lồng đứng. Bài viết này xin chia sẻ Sự cố thường gặp ở máy giặt lồng đứng và cách khắc phục nhé!
Máy rung lắc, di chuyển vị trí khi giặt
Máy di chuyển vị trí, rung lắc là vấn đề thường gặp ở máy giặt lồng đứng. Nếu máy giặt a gặp tình trạng này thì bạn nên kiểm tra vị trí máy có thẻ bị kê lệch, mất độ cân bằng.
Trong quá trình giặt, nhất là ở chế độ giặt vắt, lồng giặt quay rất nhanh nên nếu máy nhà bạn kê các chân không cân bằng thì sẽ bị dịch chuyển vị trí. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại vị trí kê máy sao cho máy thật vững chãi, chắc chắn và tạo được cảm giác an toàn.
Bạn nên đặt máy ở vị trí chắc chắn tránh tình trạng máy bị rung lắc trong quá trình sử dụng
https://thodienlanh24hcom.blogspot.com/2021/10/tim-kiem-may-giat-aqua-cho-gia-inh-3-4.html
Quần áo sau khi giặt xong vẫn dính bột giặt
Sau khi quần áo đã được giặt xong với đầy đủ các quá trình: giặt, xả, vắt, nhưng bạn vẫn còn thấy những hạt bột giặt li ti dính trên vải là có thể do bạn đã cho quá nhiều bột giặt, nên lượng dư còn tồn đọng trên quần áo.
Ngoài ra, nguyên nhân tiếp nữa có thể xuất phát từ nhiệt của nước quá thấp, nhiệt độ phải thấp hơn 40 độ C thì nước mới hòa tan được hết lượng bột giặt.
Thời gian xả nước giặt quá lâu
Máy giặt nhà bạn có thời gian xả nước quá lâu có thể là do ống xả bị nối sai quy định hoặc bị biến dạng hay méo mó do tác nhân bên ngoài tác động. Bạn hãy tắt máy giặt và kiểm tra lại ống xả nước có được nối đúng như quy định không.
Máy giặt xả nước liên tục không ngừng
Máy giặt xả nước liên tục là vì van xả của máy giặt đang bị kẹt vì các vật thể lạ theo quần áo đi vào trong máy giặt. Nếu máy rò rỉ nước ở mức độ nhẹ, bạn giặt máy bình thường sau thời gian vật thể lạ sẽ tự động theo đường nước trôi nhanh ra ngoài và máy giặt trở về trạng thái bình thường. Còn nếu máy bị rò rỉ ở mức nặng hơn, bạn hãy nhờ chuyên gia của trung tâm bảo hành để kịp thời sửa chữa.
Máy giặt gặp tình trạng xả nước liên tục không ngừng
Máy giặt không vào điện
Nguyên nhân máy không giặt được là do máy không vào điện, bạn nên kiểm tra xem dây nguồn đã được cắm chắc chắn vào ổ điện hay chưa.
Tiếp theo, bạn kiểm tra xem dây nguồn có bị đứt hay hở không, dùng bút thử điện kiểm tra ổ cắm có điện không. Sau khi kiểm tra, bạn nhấn nút Start/Pause trên bảng điều khiển để khởi động máy giặt. Nếu lúc này máy giặt vẫn không giặt thì bạn nên nên liên hệ trung tâm bảo hành để nhờ khắc phục nhé!
Một số sự cố thường gặp ở máy giặt lồng đứng và cách khắc phục
Trên đây là một số chia sẻ của Siêu thị về sự cố thường gặp ở máy giặt lồng đứng. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục sự cố của máy giặt nhà mình nhé!
Hiện nay, tại đang có một số dòng máy lạnh bán chạy với mức giá ưu đãi và nhiều phần quà khuyến mãi hấp dẫn. Bạn hãy đến các Hệ thống Siêu thị gần nhất để tham khảo cũng như lựa chọn một chiếc máy giặt phù hợp với gia đình nhất nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét